Xu hướng thực phẩm ở Pháp trong những năm tới:
Sản phẩm hữu cơ: Đối với phần lớn người tiêu dùng, sản phẩm tự nhiên là sản phẩm không chứa các chất hóa học. Trên thực tế, người tiêu dùng thường chú ý đến thành phần của thực phẩm và thích những thực phẩm không có yếu tố nhân tạo (như chất bảo quản, chất phụ gia, màu nhân tạo, v.v.). Họ cũng tìm cách tránh các sản phẩm có nguồn gốc từ công nghệ sinh học hoặc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.
Thị trường thực phẩm hữu cơ toàn cầu đang bùng nổ, vào năm 2017, Liên đoàn Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế (Ifoam) ước tính thị trường này đạt doanh thu 90 tỷ euro, so với khoảng 11 tỷ năm 1999 (X9). Thị trường này có thể đạt 320 tỷ đô la vào năm 2025
Prêt à manger (Đồ ăn nhanh): Lối sống đô thị và nhu cầu nhanh gọn trong xã hội hiện đại đã hạn chế thời gian mà người Pháp có thể dành cho việc mua sắm và chuẩn bị bữa ăn. Họ mong muốn có nhiều thời gian giải trí hơn và đang tìm kiếm sự tiện lợi. Do đó, nhu cầu tiêu thụ thức ăn nhanh (đồ ăn sẵn, bánh mì, v.v.) ngày càng tăng.
Minh bạch hơn về thành phần sản phẩm: Người tiêu dùng Pháp có sự tin tưởng nhất định vào các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa. Họ đang tìm kiếm sự minh bạch hơn về nguồn gốc, thành phần, giá trị dinh dưỡng và điều kiện sản xuất của sản phẩm họ mua.
Trải nghiệm mới kết nối toàn cầu hóa: Người Pháp gắn bó với văn hóa ẩm thực của họ nhưng không bỏ lỡ cơ hội để thưởng thức những gì tốt nhất của nền văn hóa ẩm thực khác. Cụm từ “ăn ngon” được tìm kiếm liên tục đã minh chứng cho điều đó.
Ngoài ra, giao lưu văn hóa và thông tin với thế giới bên ngoài có xu hướng ngày một phát triển và cởi mở, đặc biệt đối với các thế hệ trẻ, những người bên cạnh tìm kiếm các sản phẩm sáng tạo còn tìm kiếm thông tin về thực phẩm và thể hiện sự tôn trọng đối với những nhà sản xuất thực phẩm.
62% người tiêu dùng thích khám phá sản phẩm mới **. (** Nguồn từ Grand view Research)
Ít lãng phí thực phẩm: Vì nhiều lý do như- kinh tế, môi trường và xã hội, ngày càng có nhiều người tiêu dùng tham gia vào công cuộc chống lãng phí thực phẩm. Điều đó tạo ra sự thay đổi trong cách tiêu dùng cũng như phương thức sản xuất vì tất cả các bên liên quan trong chuỗi thực phẩm đều được quan tâm.
Thực phẩm, sức khỏe và hạnh phúc: Do cuộc khủng hoảng sức khỏe và việc phổ biến các thông điệp về sức khỏe cộng đồng, người tiêu dùng Pháp đã nhận thức được mối liên hệ giữa thực phẩm, sức khỏe và hạnh phúc của họ. Do đó, một số người tiêu dùng tìm cách dùng thực phẩm để giảm nguy cơ mắc bệnh và / hoặc cải thiện hoạt động của họ (thể chất, trí tuệ).
Giảm tiêu thụ protein động vật: Việc tiêu thụ protein động vật đang giảm ở Pháp. Vì những lý do khác nhau (như thông điệp dinh dưỡng từ đầu những năm 1980, chi phí cao, bê bối thực phẩm, hệ tư tưởng, sự phát triển của mối quan hệ giữa người – động vật, những cân nhắc về môi trường, v.v.), người tiêu dùng nhận thức được việc tìm kiếm các nguồn protein thay thế.
Người tiêu dùng thông minh: Đối mặt với những ràng buộc về ngân sách cho thực phẩm, người tiêu dùng vui vẻ tìm cách tận dụng các chương trình giảm giá và giá thấp. Đối với câu hỏi về giá cả, internet và các trang web so sánh giá đã nhanh chóng trở thành công cụ tìm kiếm những sản phẩm có chất lượng tốt-giá cả cạnh tranh.
Xu hướng “không có” hoặc “ít hơn”: Người tiêu dùng đang có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm có hàm lượng đường thấp và ít quan tâm tới các sản phẩm “chế biến sẵn” như nước trái cây đóng chai.
Sức khỏe và chất xơ: Vì lí do sức khỏe, người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ về mối quan hệ giữa những thực phẩm họ ăn với sức khỏe của họ. Để duy trì hệ vi sinh vật đường ruột, các sản phẩm men vi sinh (thực phẩm bổ sung giúp cân bằng đường ruột) và chất xơ ngày càng được ưa chuộng.
Đồ ăn nhanh: Các danh mục thực phẩm đang có xu hướng hướng tới các loại “thức ăn nhanh” và ngành công nghiệp thực phẩm đang phát triển các giải pháp để người tiêu dùng mang theo dễ dàng và thuận tiện. Millennials (thế hệ những người sinh từ 1980 đến 2000) là những nhân tố chính thích đồ ăn nhanh: 63% trong số họ ăn đồ ăn nhanh trong bữa chính không có thời gian chế biến ***. (*** Nghiên cứu của Innova Market Insights)
Hướng tới việc loại bỏ nhựa và túi nilong: Người tiêu dùng đang hướng tới cách sống xanh Người tiêu dùng ngoài mong muốn giảm thiểu việc sử dụng nhựa, họ còn muốn giảm lượng chất thải và tái sử dụng chất thải sinh học, đồng thời tăng cường sử dụng công nghệ tái chế, phân hủy sinh học và làm phân hữu cơ.
Cơ hội cho các sản phẩm nông nghiệp tại Pháp
Pháp nhập khẩu 20% lương thực. Gần 1/2 trái cây hoặc rau quả, 25% thịt lợn hoặc 34% thịt gia cầm được tiêu thụ ở Pháp là từ nhập khẩu.
Trong lĩnh vực nông sản, Pháp nhập khẩu từ Việt Nam (2019):
- Cà phê, trà, maté, gia vị: 76,65 triệu đô
- Cá và động vật giáp xác động vật thân mềm : 74,99 triệu đô
- Trái cây, các loại hạt, dòng cam quýt, dưa: 68,34 triệu đô
- Thịt, cá và hải sản: 32,24 triệu đô
- Bột, tinh bột và các sản phẩm từ sữa: 25,98 triệu đô
- Ngũ cốc: 10.54 triệu đô
Trong vài năm tới, thông qua việc trở thành thành viên của “các hiệp định thương mại”, bao gồm cả Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2020, Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục hưởng lợi từ việc dịch chuyển và đa dạng hóa đầu tư . Hiệp định này đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ hai ở Đông Nam Á ký kết hiệp ước thương mại với Liên minh châu Âu, sau Singapore. Về thương mại, EVFTA có thể tăng xuất khẩu của Việt Nam sang liên minh Châu Âu lên 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030.
Ngành nông nghiệp, một trong những lĩnh vực thắng lợi lớn của EVFTA.
EVFTA cho phép đơn giản hóa các thủ tục quan liêu, giảm bớt các rào cản pháp lý, đồng thời xóa bỏ thuế quan lên đến 99% cho cả hai bên. Việc loại bỏ này sẽ được thực hiện dần dần.
Các sản phẩm nhập khẩu:
Giảm 71% thuế quan khi hiệp định có hiệu lực. Các loại thuế quan còn lại sẽ được xóa bỏ dần trong vòng bảy năm. Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ hạn ngạch xuất khẩu miễn thuế mới đối với các sản phẩm sau: gạo, trứng, đường, ethanol, nấm.
EVFTA là một dự án đầy tham vọng. Thương mại tăng đáng kể (29% xuất khẩu và 18% nhập khẩu bổ sung) khi hiệp định được kí kết với đối tác kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á. Kì vọng tăng 8 tỷ euro xuất khẩu và 15 tỷ euro nhập khẩu vào năm 2035.
Quan hệ giữa EU và Việt Nam sẽ không dừng ở đó. Hiệp định đầu tư (EVIPA) sẽ sớm có hiệu lực. Các hiệp định này (EVIPA và EVFTA) cũng quy định về việc mở các hợp đồng hành chính và thị trường dịch vụ cho các công ty châu u (ví dụ: ngân hàng, vận tải, v.v.).
EVFTA và EVIPA đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam.
Nguồn: